Cung cấp cọc bê tông và ép cọc bê tông uy tín, tin cậy, đảm bảo tiêu chuẩn các công trình xây dựng

Cung cấp cọc bê tông và ép cọc bê tông uy tín, tin cậy, đảm bảo tiêu chuẩn các công trình xây dựng. Phương pháp ép cọc bê tông với ưu điểm là chắc chắn, thi công nhanh chóng đang là một xu hướng trong công trình xây dựng. Nhưng ép cọc bê tông là gì? Tính ứng dụng của nó đối với công trình xây dựng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các loại cọc bê tông trong bài viết dưới đây.

Cung cấp cọc bê tông và ép cọc bê tông uy tín, tin cậy, đảm bảo tiêu chuẩn các công trình xây dựng
Cung cấp cọc bê tông và ép cọc bê tông uy tín, tin cậy, đảm bảo tiêu chuẩn các công trình xây dựng

Khái niệm ép cọc bê tông

Ép cọc bê tông là phương pháp ép cọc được sử dụng phổ biến hiện nay. Các cọc bê tông được đúc tại xưởng sau đó sẽ được vận chuyển đến công trường. Tiếp đến sử dụng các loại máy móc để ép cọc bê tông xuống nền đất. Phương pháp ép cọc này cần một mặt bằng rộng rãi với chiều ngang từ 4m trở lên.

Cọc bê tông có kết cấu bền vững giúp nền móng của công trình chắc chắn hơn. Cọc bê tông thường có tiết diện hình vuông hoặc hình tam giác, độ dài từ 6 – 20m. Tùy vào kết cấu công trình mà đơn vị thi công sẽ lựa chọn cho phù hợp.

Đặc điểm của cọc bê tông

Một số đặc điểm của cọc bê tông bạn cần nắm trước khi dùng phương pháp ép cọc bê tông như sau:

  • Cọc bê tông được làm từ vật liệu chính là bê tông cốt thép được đúc thành từng cọc tại xưởng hoặc thực hiện trực tiếp tại công trình. Sau khi các cọc được định hình thì sử dụng thiết bị để đóng/ép xuống đất. Mác bê tông chế tạo cọc phải từ 250 trở lên mới đạt chất lượng.

  • Hiện nay, loại cọc được ứng dụng nhiều tại các công trình là loại có tiết diện vuông, kích thước phổ biến từ 200 × 200 đến 400 × 400. Chiều dài và tiết diện của cọc bê tông còn phụ thuộc vào thiết kế và nhu cầu sử dụng của công trình.

  • Cọc phải được chế tạo đúng theo như bản thiết kế, chiều dày lớp bảo vệ tối thiểu là 3cm. Giúp cọc không bị bong tróc, nứt gãy khi đóng xuống nền đất đồng thời đảm bảo chống rỉ cho khung thép bên trong.

  • Bãi đúc cọc phải bằng phẳng, nếu quá gồ ghề sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của cọc bê tông. Khuôn đúc cọc phải thẳng, phẳng và được bôi một lớp chống dính, cho bề mặt bê tông đẹp và hạn chế mất nước khi đổ bê tông.

Ép cọc bê tông có tác dụng gì? Vì sao phải ép cọc bê tông cho công trình?

Ép cọc bê tông đóng vai trò truyền dẫn tải trọng từ công trình xuống sâu dưới nền đất, hạn chế tính trạng lún, sạt lở cho công trình. Móng nhà được làm từ cọc bê tông đang được ứng dụng rộng rãi bởi thời gian thi công nhanh chóng, độ bền cao. Từ đó, tăng khả năng chịu tải của nền móng, đảm bảo chất lượng công trình và an toàn khi sử dụng.

Có rất nhiều công trình khi mới đưa vào sử dụng đã xuất hiện dấu hiệu sụt lún, nứt gãy thậm chí là đổ sập, gây nguy hiểm cho người xung quanh. Nguyên nhân đa phần là bởi nền móng của công trình không đảm bảo được độ chắc chắn. Hoặc do công trình vượt quá khả năng chịu tải của nền móng. Để khắc phục tình trạng này thì bên thi công cần phải dùng cọc bê tông đạt chuẩn ép xuống nền đất để tăng thêm khả năng chịu lực. Tùy vào diện tích, độ cao của công trình mà lựa chọn kích thước và số lượng cọc phù hợp.

Ép cọc bê tông loại nào tốt?

Trong ngành xây dựng hiện nay có hai loại cọc bê tông được sử dụng nhiều là cọc ly tâm và cọc vuông. Vậy 2 loại cọc này có ưu nhược điểm gì? Tại sao lại được sử dụng nhiều như vậy. Cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Cọc ly tâm

Cọc ly tâm là loại cọc bê tông có dạng hình trụ tròn được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Điểm nổi bật của loại cọc này là phần bê tông được đổ theo phương thức quay ly tâm. Sau đó được đưa vào lò hơi ở nhiệt độ 96 độ C để gia tăng độ cứng và khả năng chịu lực. Cọc ly tâm được sản xuất với đa dạng kích thước: 250, 300, 350 hay 400.

Cọc vuông

Cọc bê tông vuông là loại cọc đã có từ rất sớm được dùng trong nhiều công trình xây dựng. Loại cọc này được đúc bằng phương pháp thủ công với khung thép và bê tông được đổ vào tạo hình bình thường. Phù hợp khi sử dụng để ép cọc bê tông cho khu vực nền đất mới được san lấp, trong đất có nhiều tạp vật. Loại cọc bê tông này thích hợp để làm nền móng cho nhà cấp 4, khu dân cư và các công trình nhỏ. Cọc vuông có nhiều kích thước như 200 × 200, 250 × 250, 300 × 300,…

Đời sống xã hội phát triển kéo theo đó nhu cầu xây sửa nhà cửa cũng tăng cao. Việc gia cố nền móng là công tác cực kỳ quan trọng đối với mỗi công trình. Nhưng để tìm được nơi có dịch vụ tốt, mức giá hợp lý lại không phải dễ dàng.

Vui lòng liên hệ nhà cung cấp dịch vụ ép cọc bê tông uy tín:

Địa chỉ : Tầng 4, Tòa nhà Hỗn Hợp Vườn Đào, 689 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội.

Email   : tongkho.amaccao@gmail.com

Hotline : 0966.315.866